Captain Bear viết bài này [tặng các bạn sinh viên] nhân dịp gặp lại vài ‘cố nhân’ đã từng ao ước theo đuổi giọng Anh / Mỹ ..và cũng nhân dịp .. nhận vài email từ baby bears hỏi ‘đi thi em nên nói giọng Anh hay giọng Mỹ để đạt điểm cao?’
Thật ra, theo như 1 người Thầy của Captain Bear thi: Nói chung, có 2 khả năng mà 1 người VN học ngoại ngữ nói được như người bản xứ:
- Được tiếp xúc với người Anh / Mỹ từ nhỏ ( 3 tuổi trở xuống) vì lúc này khả năng ‘hấp thu’ ngoại ngữ cao + được sống trong môi trường mà xung quanh nhiều người nói tiếng Anh.
- Có khiếu ngoại ngữ: tức là: không được học với người nước ngoài + không sống trong môi trường nói tiếng Anh nhưng khả năng bắt chước giỏi khi nghe đĩa, xem TV..
Vậy: đa phần, người học ngoại ngữ không rơi vào 1 trong 2 trường hợp trên. Nên:
3. Đương nhiên, nếu các bạn có thời gian + tiền bạc để đầu tư: đi học với giáo viên nước ngoài để cố gắng cải thiện phát âm + theo đuổi giọng Anh / Mỹ thì quá tốt.
Mà đương nhiên nữa là: đa số các bạn sinh viên làm gì có đủ tiền bạc để đầu tư vào việc : đi học với giáo viên nước ngoài 1 khoảng thời gian liên tục đủ để có thể cải thiện phát âm + giọng của mình!
Với lại, từ 1 sinh viên level trung bình ở môn tiếng Anh, nói chưa đạt độ trôi chảy, chưa diễn đạt rõ ý mình để người nước ngoài hiểu nữa , thì việc theo đuổi giọng Anh, giọng Mỹ là gần như không thể @.@
Có nhiều baby bears được sửa: nhớ đọc final sounds nha believe, five: cắn môi âm /v/ nha; is, always chư không phải la i; alway.. mà rồi mới sửa thì đọc được liền, sau đó 3 nốt nhạc thì đọc vẫn như cũ.
Hay dấu nhấn cũng vậy, từ nhỏ mà đọc sai thì nó ảnh hưởng tới lớn luôn: sửa: comfortable: nhấn âm thứ nhất nha! => cũng sau 3 nốt nhạc: đọc lại vẫn sai: nhấn âm thứ 3 chơi cho vui à + đọc theo kiểu: COM PHO TẤY BỒ
Vậy nếu mình đang là 1 sinh viên : tiếng Anh level trung bình-khá thôi, thì không nên đặt tiêu chí giọng chuẩn Anh / Mỹ gì cả, mà phải đặt tiêu chí : DIỄN ĐẠT Ý TỐT (sao cho người nước ngoài hiểu được ý mình: grammar sai cũng không sao) + TRÔI CHẢY (đừng ê a là được)!
Và đây là cách LUYỆN TẬP KHÔNG TỐN KÉM mà ai cũng có thể học được để đạt độ trôi chảy và diễn đạt ý của mình rõ ràng cho người nước ngoài hiểu: MỞ ĐĨA: NGHE – NGẮT – ĐỌC theo: ít nhất mỗi ngày 10 phút.
Bây giờ, sách nào cũng có kèm theo đĩa. Lấy bộ TOEFLibt làm ví dụ nha:
As far as I am concerned, the person who is the most memorable to me is my middle school P.E teacher. I believe this for the following reasons. First, he taught me how to play many different sports like baseball, basketball and soccer effectively…
Cứ cho đĩa chạy khoảng 3 – 5 từ, ngắt, nhìn sách, đọc theo. Làm như vậy khoảng vài lần cho đến khi nào mình ngắt đĩa, không cần nhìn sách mà vẫn đọc được đúng thì .. có thể thưởng cho mình 1 ly trà nóng vì level listening của mình đã lên được 1 chút rồi.
Rõ ràng là, người bản xứ chính là cái đĩa CD, mua 10.000 1 cái này 😉 : Quá rẻ.
Đi học với người bản xứ, chưa chắc mình có thể nhờ Thầy Cô đó đọc lại cho mình 1 câu 10 lần để mình bắt chước. Trong khi, với cái CD / file mp3, mình có thể ‘tua đi tua lại’ 100 lần 😉
Practice theo kiểu NGHE – NGẮT – ĐỌC này thì cho dù mình không có năng khiếu ngoại ngữ gì, cũng tiến bộ được, vì nước chảy đá mòn mà: nghe hoài, tai không thấm nhiều cũng thấm ít.
Năm xưa, Thầy Phiệt dạy Đại Học đã nói thế này, và Captain Bear đã lấy câu nói của Thầy làm kim chỉ nam luôn: ‘khi NGHE giỏi, 3 kỹ năng còn lại sẽ giỏi theo!’
Thầy còn nói: năm xưa, Thầy ôm cái băng cassette nghe đi nghe lại, mà giờ Thầy giỏi vậy nè.
Captain Bear trước giờ đi học, biết mình không thông minh, không có khiếu, chị tự hào mình ‘chăm chỉ cày’ và.. được cái Thầy Cô nói gì nghe đó. Lúc sinh viên năm thứ I, 4 kỹ năng cũng thường thôi, thi được 5, 6 thôi hà (còn bị rớt môn Writing 1 nữa chứ @.@: sẽ kể lại trong 1 bài khác: kinh nghiệm 1 sinh viên tên Captain Bear thi rớt Writing, khi thi lại đã.. trở thành ‘thủ khoa’ trong nhóm thi lại: 9 điểm ^.^ và sau này đạt 10/10 cho điểm Academic Writing khi học Master)
Nhưng cứ bám vô lời Thầy nói, cứ nghe tới nghe lui cái đĩa, đĩa nào cũng practice vậy hết kỹ năng tăng dần.. và đi thi IELTS được 8.5 / 9.0 môn Listening và 8.0 / 9.0 môn Speaking ấy chứ. => các trẻ chỉ cần áp dụng những strategies mà Cô truyền đạt thì chắc cũng đạt gần bằng Cô rồi 😉
Quả thật, Thầy nói quá đúng: nghe giỏi, 3 kỹ năng còn lại sẽ giỏi theo: đơn giản vì mình nghe người ta nói, mình lặp lại, rồi khi mình học thuộc lòng, cải thiện kỹ năng SPEAKING, tăng từ vựng: READING và GRAMMAR nữa. Ví dụ: đĩa đọc: play many different sports effectively => mình biết được trạng từ bổ nghĩa cho động từ. Khi viết, có khi mình không ý thức được, nhưng tay mình vẫn sẽ ghi được ‘effectively’ chứ không phải là ‘effective’.
Nghe – ngắt – đọc xong, học thuộc lòng được gì cứ học, vì học thuộc lòng, giúp cải thiện kỹ năng phản xạ nhiều lắm. Có thể ‘phăng’ trong mọi tình huống.
Có lẽ: 1 cái CD quá rẻ + chiêu thức tập luyện quá dễ.. nên.. mấy bạn xem thường nó dù Captain Bear đã nhấn mạnh nhiều lần trong lớp.
Vậy bạn nào, con nhà nghèo, hiếu học (như Captain Bear ^.^) thì cố gắng áp dụng chiêu nghe – ngắt – đọc – học thuộc lòng này nha, sẽ giỏi hơn Captain Bear nữa đó ^.^ Đừng có suốt ngày ngưỡng mộ người khác nói tiếng Anh như gió, rồi lại trách gia đình không đủ điều kiện cho mình đi học với người bản xứ! Nên biết thích nghi với điều kiện hiện tại của mình!
Thầy còn nói: ‘dở môn gì, luyện nhiều môn đó!’. Sao .. những chân lý đơn giản như vậy mà.. chỉ có Thầy phát hiện ra vậy không biết 😉
Đa số, các bạn sinh viên cứ hỏi: em dở môn nghe// nói// viết quá.. làm sao đây Cô, thì bí kíp chỉ có vậy thôi. Dở nghe mà không chịu mở đĩa lên nghe, dở nói, mà không chịu học thuộc những bài mẫu + mở miệng ra nói, dở viết mà không chịu cầm bút lên viết để nộp bài Cô sửa, không chịu đi học phụ đạo ngữ pháp => thì thôi, để dành tiền bây giờ cho con cháu đời sau đi học giúp mình vậy!
Lại cũng vài dòng chia sẻ kinh nghiệm học tập với các bạn nhỏ. Chúc các bạn học tốt nha 😉
hay quá ạ! em sẽ bắt chước theo
Ngoan.. Chúc em học tốt!